Nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động (viết tắt AIDC) là một trong những tiến bộ công nghệ quan trọng nhất mà các nhà sản xuất, nhà kho và trung tâm phân phối được hưởng lợi trong những năm gần đây. Khi được triển khai một cách chiến lược, AIDC giải quyết một loạt các vấn đề, từ theo dõi đến xác minh danh tính và hơn thế nữa.

Nhận dạng và thu thập dữ liệu AIDC là gì?

AIDC hay AutoID là một quy trình tự động được sử dụng xác định và thu thập dữ liệu để lưu trữ, phân loại và phân tích. Quy trình AIDC có thể được thực hiện mà không có sự tham gia của con người. Nó tích hợp với mục đích xác định và theo dõi một cách có hệ thống các hạng mục, hàng tồn kho, công cụ, tài sản thậm chí cả nhân công.

AIDC bao gồm một loạt các công nghệ không giới hạn:

  • Công nghệ mã vạch
  • Công nghệ RFID (nhận dạng tần số vô tuyến)
  • Công nghệ sinh trắc học (nhận dạng mống mắt và khuôn mặt)
  • Công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR)
  • Công nghệ dải băng từ Magnetic Strip
  • Công nghệ thẻ thông minh
  • Công nghệ nhận dạng giọng nói

Tất cả các công nghệ này đều sử dụng AIDC theo những cách độc đáo tùy thuộc cách vận hành của chúng. Mặc phạm vi ứng dụng rất rộng nhưng có thể xem hệ thống nhận dạng và thu thập dữ liệu chủ yếu trong các lĩnh vực: Xác định và xác nhậnTheo dõi tài sản; Giao tiếp với các hệ thống dữ liệu khác.

Lợi ích khi sử dụng AIDC

  1. Giảm chi phí nhập dữ liệu
  2. Ngăn ngừa các lỗi liên quan đến nhận dạng và hoặc thu thập dữ liệu
  3. Tăng tốc quá trình thu thập dữ liệu
  4. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và xác định vị trí chính xác của một mặt hàng

Khi xem xét các lợi ích của việc sử dụng AIDC cần chú ý kỹ hơn tới các giải pháp công nghệ hiện có được nó nâng tầm:

Barcode : AIDC đã xuất hiện trong nhiều năm với hình thức nhãn mã vạch và công nghệ đọc mã vạch. Mã vạch có thể được sử dụng để theo dõi, nhận dạng và đếm trong nhiều ngành khác nhau, bao gồm bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, kho bãi, sản xuất, giải trí, v.v.

RFID: Nhận dạng tần số vô tuyến là công nghệ theo đó dữ liệu kỹ thuật số được mã hóa trong thẻ RFID được một đầu đọc thu nhận thông qua sóng vô tuyến. RFID tương tự như mã vạch trong đó dữ liệu từ thẻ hoặc nhãn được thu thập bởi một thiết bị lưu trữ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.

Tuy nhiên, RFID có lợi thế hơn là dữ liệu thẻ RFID có thể được đọc bên ngoài tầm nhìn, trong khi mã vạch phải nằm trong tầm của máy quét quang học.

Sinh trắc học: Xác định bằng cách sử dụng quy trình quét chuyên biệt để so sánh các đặc điểm sinh học, chẳng hạn như mống mắt hoặc dấu vân tay. Nó được sử dụng trong kiểm soát truy cập và hiện nay rất phổ biến trên các smart phone.

OCR: Nhận dạng ký tự quang học chụp hỉnh ảnh được quét và chuyển đổi sang dạng văn bản. Công nghệ này được sử dụng trong quá trình số hóa dữ liệu trong các hệ thống kiểm soát xe hoặc số hóa dữ liệu cho các mặt hàng như đơn thuốc.

Dải băng từ: Có thể được vuốt để xác minh ngay lập tức và rất phổ biến. Hầu hết mọi người sử dụng công nghệ này trong cuộc sống hàng ngày của họ dưới dạng thẻ tín dụng.

Thẻ thông minh: Về bản chất, thẻ thông minh là một dạng RFID nhưng an toàn hơn. Chúng thường được tìm thấy trên thẻ tín dụng và hộ chiếu.

Nhận dạng giọng nói: Tương tự như sinh trắc học, nhận dạng giọng nói sử dụng một thiết bị để thu thập dữ liệu sau đó được tự động dịch sang dữ liệu đã nhập.

AIDC thường được sử dụng trong các tình huống liên quan đến hậu cần và kiểm soát, kiểm kê kho hàng. Đây là quá trình xử lý nhiều mặt hàng đòi hỏi phải theo dõi nhanh ngoài khả năng và năng lực của con người. Công nghệ RFID thường được sử dụng vì tính linh hoạt và khả năng chi trả của nó - lý tưởng cho công tác hậu cần, chẳng hạn như theo dõi số lượng lớn các đối tượng. Thêm vào đó, khả năng theo dõi vị trí chính xác của một đối tượng trong nhà kho lớn thông qua tính năng phát hiện vùng lân cận của đầu đọc.

Cấu tạo của một hệ thống nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động

1 - Thẻ nhận dạng được gắn vào sản phẩm dưới dạng nhãn hoặc được nhúng vào sản phẩm bao gồm số nhận dạng duy nhất và có thể chứa dữ liệu được lập trình bổ sung.

2- Đầu đọc hoặc máy quét RFID được nối với hệ thống xử lý dữ liệu có khả năng đọc hoặc ghi thông tin các thẻ đi trong tầm quét của chúng.

3- Hệ thống phần mềm với cơ sở dữ liệu được kết nối với nhau giúp lưu trữ thông tin thu được, bao gồm các chi tiết về lịch sử, hướng dẫn xử lý, vị trí hiện tại của nó.

AIDC vẫn còn rất phù hợp trong thời đại công nghệ hiện nay. Đặc biệt tại thời điểm dự báo kinh tế bất ổn trong thời đại dịch Covid, các quy trình cần được tối ưu hóa về thời gian, ít tiếp xúc với con người và hiệu quả về chi phí là yếu tố cần thiết đối với mọi công ty.

Trong hơn 8 năm triển khai, TTZ Việt Nam đã đưa tiến bộ của công nghệ AIDC vào các giải pháp riêng biệt của công ty. Cụ thể ở đây là hệ thống kiểm soát xe thông minh T-Parking với việc nhận dạng biển số xe và thu thập dữ liệu với thẻ từ. Công nghệ AIDC và dịch vụ hậu cần giúp chúng tôi tiến gần hơn với mục tiêu tối đa hóa năng lực trong lĩnh vực kiểm soát.